Chị Bích làm việc với các hộ nông dân địa phương để cải thiện chất lượng và nâng cao giá trị hạt cà phê của họ. Chúng tôi sử dụng hạt Arabica Catimor của chị để tạo ra Lacàph Filter Blend & Cold Brew.
Chị Bích điều hành công ty gia đình kinh doanh cà phê ở tỉnh Lâm Đồng, thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam, là cầu nối quan trọng giữa các hộ nông dân trồng cà phê địa phương và các thương nhân muốn mua hạt của họ. Trong một ngành công nghiệp mà nam giới đóng vai trò chủ chốt, chị đã làm việc chăm chỉ và từng bước khẳng định năng lực của mình.
Nhiều người tin rằng các chương trình di cư ồ ạt vào cuối những năm 1970 đến các vùng như Lâm Đồng đã tạo nền tảng cho sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam.
Gia đình chị chuyển đến vùng Tây Nguyên Việt Nam vào cuối những năm 1970, từ miền Bắc di cư theo chương trình di cư của chính phủ sau khi đất nước thống nhất. Nhiều người tin rằng các chương trình di cư ồ ạt vào cuối những năm 1970 đến các vùng như Lâm Đồng đã tạo nền tảng cho sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam.
Từ khi còn nhỏ, bằng một cách nào đó, chị Bích đã có một niềm tin mãnh liệt rằng cà phê sẽ là tương lai của mình.
Mặc dù người trồng và buôn bán cà phê chủ yếu là đàn ông, nhưng chị thấy phụ nữ cũng góp sức vào khá nhiều công đoạn, đặc biệt là trong thời gian thu hoạch, khi những ngọn đồi trở nên sống động với tiếng người trò chuyện trong lúc hái những quả cà phê chín đỏ. Và chị tin rằng, phụ nữ làm việc chăm chỉ không kém chồng của họ ở nông trại, đặc biệt là trong công đoạn sơ chế những hạt cà mới thu hoạch.
Khi lớn lên, chị quan sát vai trò của mẹ mình trong quá trình xây dựng công ty gia đình, đặc biệt là trong những cuộc đàm phán khó khăn về giá cả. Khi còn trẻ, chị Bích làm việc cho một công ty kinh doanh cà phê địa phương, chuyên cung cấp, thu mua, chế biến và xuất khẩu hạt cà phê Arabica và Robusta cho các đối tác trong và ngoài nước. Chị có dịp đến thăm các nông trường cà phê ở khắp các tỉnh thành như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Kon Tum và Đắk Nông, tìm hiểu từng mắt xích của các chuỗi cà phê giá trị.
Chị học được cách tập trung phát triển chất lượng hạt cà phê hơn là số lượng, nhìn ra việc chuyển hướng tới sự bền vững và phương pháp canh tác thân thiện với môi trường. Chị đóng vai trò quan trọng những nỗ lực đầu tiên của Việt Nam trong việc sản xuất hạt cà phêđược đánh giá cao từ Hiệp hội Cà phê Đặc sản và đã hợp tác với những nông hộ cà phê chất lượng.
Khi bố mẹ chị ngày một già đi, chị nghỉ việc công ty để tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình. Dưới sự dẫn dắt và lãnh đạo của chị Bích, công ty đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những nhà kinh doanh cà phê hàng đầu trong khu vực. Công ty của chị hiện có 15 nhân viên, chủ yếu là phụ nữ. Hầu hết thời gian của chị Bích là dành cho công việc, quản lý nhân viên, gặp gỡ các hộ nông dân, đàm phán các giao dịch và cân đối sổ sách.
Trong nhiều thập kỷ, chị đã chứng kiến những thăng trầm của ngành cà phê Việt Nam khi nước tatrở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về sản xuất cà phê. Chị Bích hết lòng tin tưởng vào tiềm năng to lớn của cà phê Việt Nam, đặc biệt là khi các hộ nông dân không ngừng nâng cao chất lượng hạt cà phê và chị đã hỗ trợ họ sản xuất những gì tốt nhất có thể.
Chị tin rằng chất lượng hạt cà phê của Việt Nam đang ngày càng tăng cao và người nông dân cũng dần hiểu rằng khi chất lượng được cải thiện thì giá bán cũng tăng theo.